Lăng Cao tổ Kim Hoàn

Lăng Cao tổ Kim Hoàn

phường Trường An, thành phố Huế

Hiện nay, khu lăng mộ tổ nghề kim hoàn Việt Nam nằm ở phường Trường An, thành phố Huế. Đến đường Phan Bội Châu, đi một đoạn, rẽ vào một kiệt nhỏ sẽ đến cổng lăng.

Kiến trúc lăng kiểu “Nội công, ngoại quốc” hình trái xoài dài 17,5m; rộng 11m. Tam quan hai trụ biểu liền với vòng thành lăng, chính sau hậu điện có miếu lưu bia liền với thành. Giới hạn tại phần đầu của lăng được xây cao vút lên làm nền cho hậu điện, gối đầu cho phần mộ.

Phần mộ: Hình tròn có kính 4m; cao 1m; chu vi có 3 lớp cánh hoa sen cách điệu, đỉnh mộ đất trồng cỏ. Hậu điện: cao 4,5m; rộng 1,5m x 2,6m tám mái hai tầng lợp bằng ngói ống chữ thọ, cuối mái “câu đầu bích thuỷ” trụ tròn đối hoa sen, long vân nổi lượn quanh, tại bờ nóc có lưỡng long chầu nguyệt, các bờ giải cả hai tầng có câu đố thơ. Tầng trên chính diện có hoành phi đắp nổi.
Lăng đệ nhất “Thiên vi bảo” (điều lành làm trọng)
Lăng đệ nhị “Đức kỳ hạnh” (đức cao dày, thịnh vượng cho môn đệ hậu sinh)
Trước điện có hương án xây kiểu chân quỳ do nai, mặt bàn nổi và trong lòng sóng chỉ nổi và ống trấy”. Mặt trước có chữ thọ đắp nổi, dơi chầu 4 góc.
Sau cùng là miếu lưu bia (bia gốc nguyên sơ) cao 5m; dày sâu liền lõm vào tường thành mái cong lượn vòng thấp dần xuống vừa tầm làm nền cho hậu điện, bờ nóc có lưỡng long chầu nguyệt, cuối các bờ giải có hai cặp long giao.

Các vị tổ nghề được thờ: Đệ nhất tổ sư Cao Đình Độ sinh năm Giáp Thìn (1744), con một nhà nông, làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá, thiếu thời có theo học chữ Nho… Năm Canh Tuất (1790) được triều Quang Trung Cảnh Thạnh, ngài được triệu vào cung thành lập cơ vệ ngân tượng, chuyên lo ngành nghề ngân tượng, mỹ phẩm trang trí cung điện, trang sức cho hoàng gia và được phong chức lãnh binh, và con trai Cao Đình Hương giữ chức phó lãnh binh. Lúc này, ngài trú tại làng Cao Hậu, huyện Hương Trà (nay thuộc xã Hương Sơ, thành phố Huế).
Ngài tạ thế ngày 28 tháng 2 năm Canh Tuất (1810) hưởng thọ 66 tuổi. Phần mộ táng tại ấp Trường Cải, huyện Hương Thuỷ nay là phường Trường An, thành phố Huế.

Kế tục sự nghiệp của sư phụ, Cao Đình Hương tiếp tục ngành ngân tượng. Dưới triều Nguyễn thời Gia Long và tạ thế ngày 8/2/1821 (năm Tân Tỵ), phần mộ được an táng lân cận với tổ phụ tại ấp Trường Cải, huyện Hương Thuỷ (Trường An, thành phố Huế).
– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin về việc công nhận di tích số 168/VH-QĐ ngày 2-3-1990.

Lăng mộ hiện đang nằm tại phường Trường An, Huế và Nhà thờ nằm tại 71 Chùa Ông, Huế.

 

Trả lời